Những sai lầm trong cách xử lý khi bị chó cắn bạn cần biết

Bệnh dại do chó cắn vô cùng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng nạn nhân. Hầu hết mọi người khi bị chó cắn đều bị lúng túng không biết xử lý thế nào dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Dưới đây là những cách xử lý đúng – sai khi bị chó cắn.
Những cách xử lý sai lầm khi bị chó cắn:
1. Không tiêm phòng
Tiêm phòng là cách tốt nhất để đối phó với bệnh dại, tuy nhiên, nhiều người chủ quan không tiêm, dẫn đến những hậu quả xấu. Nguyên nhân dẫn đến tử vong do bệnh dại được thống kê là hầu hết các nạn nhân đều chủ quan bỏ qua việc phòng bệnh.

Việt Nam đã có vắc xin phòng bệnh dại khi bị chó mèo dại cắn, nhưng vẫn còn nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc do thiếu hiểu biết trong phòng ngừa, không xử lý và điều trị kịp thời, đúng cách sau khi bị chó dại cắn.
2. Nhờ thầy lang kiểm tra vi-rút dại
Hiện nay, do thiếu hiểu biết nên một số người tin có suy nghĩ lệch lạc là bị chó dại cắn mà đi tiêm phòng thì dễ bị si ngốc. Chính vì thế, mà họ đi tìm đến những thầy lang lấy thuốc nam về uống. Và đã có nhiều gia đình phải đau đớn bất lực trước cơn phát dại của người thân sau một thời gian "chạy theo" thầy lang để chữa trị.
Nhìn vào vết thương không thể nói lên được con chó có mang bệnh hay không. Nên việc nhờ thầy lang kiểm tra là vô cùng sai lầm. Do đó, biện pháp an toàn nhất là đến Trung tâm Y tế dự phòng hoặc trạm y tế địa phương để kiểm tra chính xác có nguy hiểm không để phòng ngừa kịp thời.
3. Chủ quan vì chó nhà
Bệnh dại sẽ không loại trừ bất kỳ con chó nào, dù đó là chó do bạn nuôi. Khi chúng đã mang virus dại trong người, vết căn sẽ truyền bệnh và khiến người bị cắn tử vong nếu không được tiêm phòng kịp thời.
Cách xử lý đúng khi bị chó cắn:
1. Sơ cứu tại chỗ khi bị chó cắn
- Khi trẻ bị chó cắn cần nhanh chóng đưa bé đến vòi nước chảy mạnh rồi nhẹ nhàng rửa vết thương bằng xà phòng (lưu ý không được rửa hoặc cọ xát quá mạnh vào vết thương), hay bạn có thể dùng nước muối, dung dịch sát khuẩn như cồn… để rửa vết thương.
- Nếu vết thương chảy máu liên tục trong vòng 10 – 15 phút sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương bạn không nên cầm máu, nếu sau 15 phút máu vẫn chảy thì mới cầm máu. Lúc này bạn nên lấy 3 miếng gạc y tế bó vết thương, chờ trong vòng 7 phút nếu máu vẫn tiếp tục ra nhiều thì sử dụng thêm miếng gạc để bó. Chú ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Và chờ đến khi máu ngừng chảy hẳn thì bang lại vết thương.
- Trong trường hợp nếu vết thương sâu và trẻ ra khá nhiều máu, máu phun thành tia bạn lấy dây thun để garo xung quanh vết thương và chi. Sau đó mau chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu.
- Với những vết bị cắn sâu, tuyệt đối phải đợi 3 ngày sau mới được khâu vết thương. Ngay cả khi chó đã tiêm ngừa bệnh dại.
2. Tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại
- Cần tiêm ngay vacxin phòng dại nếu gặp các trường hợp sau:
Vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục... bạn cần phải nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vaccine phòng dại kịp thời.
Khi trẻ bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo... cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.
Nếu bị chó dại cắn nên đi tiêm phòng.
- Không tiêm ngay mà cần theo dõi sau 15 ngày với các trường hợp sau:
Vết cắn khá nhẹ, tương đối xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.
Chó không mắc bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh chó mèo.
Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn, nếu chó chết, mất tích, phát dại, hoặc bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng dại ngay lập tức. Còn sau 15 ngày, nếu chó vẫn khỏe mạnh bình thường, các mẹ không cần phải đưa bé đi tiêm phòng vaccine dại nữa.
Khi bị chó dại cắn nếu đưa trẻ đi tiêm muộn lúc này huyết thanh sẽ không còn tác dụng chỉ có thể tiêm vaccine phòng ngừa dại. Vì thế các bậc phụ huynh phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình và liều lượng tiêm đã được bác sĩ chỉ định.