Kinh nghiểm xử lý điểm mù trên xe ô tô cho người mới

Điểm mù của ô tô được định nghĩa là một phạm vi mà người nhìn không thể quan sát thấy thông qua gương chiếu hậu hoặc bằng mắt thường. Thường thì cánh tài xế đang học bằng lái b2 hoặc vừa có bằng hay bị bối rối về tầm nhìn khi lưu thông ở ngã 4, vòng xuyến, lùi xe, chuyển làn,...

Những vụ tai nạn liên quan đến điểm mù thường xuất phát từ gương chiếu hậu, phía sau hoặc trước đầu xe. Kích thước xe càng lớn thì điểm mù sẽ càng lớn hơn. Ngoài ra còn là do tư thế ngồi hoặc thân hình của tài xế.

1. Điểm mù phía trước đầu xe

Thường thấy ở những dòng xe có tải trọng lớn, gầm cao nên phạm vi quan sát phía dưới trước xe sẽ bị khuất.

Do đó, tài xế nên giảm tốc độ nếu đi qua những vùng đông dân và trang bị thêm các tính năng như camera, gương cầu, cảm biến,... để tăng góc nhìn. Đặc biệt, hãy giữ khoảng cách an toàn với bất kỳ phương tiện nào khác lưu thông trên đường.

2. Điểm mù phía sau đuôi xe

Tầm nhìn khuất có thể lên đến vài m và hay gặp trong trường hợp lùi xe.

Tài xế nên gắn thêm camera lùi và tập thói quen quan sát trước sau nhiều hơn khi lùi, đỗ xe.

3. Điểm mù do gương

Nhiều tài xế không biết cách chỉnh gương chiếu hậu sao cho đúng nên làm thu hẹp lại phạm vi quan sát.

Cho nên cách xử lý là kiểm soát tốc độ và quan sát 1-2 giây phạm vi xung quanh xe. Ngoài ra, tài xế có thể gắn thêm gương cầu để mở rộng tầm nhìn.

4. Điểm mù ở cột chữ A

Để xử lý tầm nhìn ở vị trí này, tài xế nên nghiêng đầu quan sát nhiều hơn hoặc là bấm còi, nháy đèn cảnh báo, nhất là khi lái xe lên dốc, vào cua.

Ngoài những cách xử lý trên, tài xế nên sửa lại dáng ngồi, chỉnh gương chiếu hậu hoặc là trang bị thêm nhiều công nghệ quan sát trên xe để luôn bảo đảm lái xe an toàn.

Trên đây là những cách khắc phục điểm mù khi lái ô tô mà các bạn đọc có thể tham khảo. Hi vọng, những thông tin này sẽ bổ ích với những người quan tâm và chúc cho cánh tài xế luôn an toàn trên mọi nẻo đường mình đi.